HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG & VẬN HÀNH
MÁY THỔI KHÍ
Tải hướng dẫn sử dụng và vận hành máy thổi khí TẠI ĐÂY:
A. KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH
1. Kiểm tra nguồn điện cung cấp, thông số điện áp trên động cơ, có 2 loại đông cơ:
– 220/380 V /Y: đấu Y dưới lưới điện 3P-380V, chạy trực tiếp D.O.L
– 380/660 V /Y: khởi động Y, chạy dưới lưới điện 3P-380V
Chú ý: nếu đấu sai sẽ dẫn đến cháy động cơ, ngoài ra cần phải có các thiết bị bảo vệ đông cơ, bảo vệ quá tải.
2. Kiểm tra các đai ốc, bulông cố định đầu thổi, motor, và hệ thống đường ống dẫn khí, hộp nối còn đúng vị trí chức năng không, kiểm tra độ đồng tâm giữa khớp nối mềm với hệ thống đường ống (nếu bị lệch, hoặc xoắn sẽ làm rách khớp nối mềm)
3. Kiểm tra mức dầu bôi trơn tại mắt dầu của máy thổi khí còn đủ không.
4. Kiểm tra đầu hút khí xem có các vật rắn rơi vào trong đầu roto hay không.
5. Kiểm tra độ căng của dây đai (V-belt) đúng theo tiêu chuẩn không, bằng cách dùng tay đẩy dây đai xem theo hình minh họa dưới, coi độ chùn nằm trong khoảng S = 5 – 10 mm.
W: Pressure (or Load): Lực đẩy
S: Deflection: độ chùn
B. VẬN HÀNH MÁY THỔI KHÍ
1. Mở van hút khí (nếu có) và van đầu đẩy khí (nếu có), đặc biệt là các van đường dầu bôi trơn, đường nước làm mát…
2. Dùng tay kéo dây đai xem hệ thống chạy có dễ dàng hay không, sau đó vận hành ở chế độ không tải.
3. Chạy máy ở chế độ không tải khoảng 10 phút, rồi sau đó đưa tải vào vận hành. Nếu máy có tiếng kêu lớn bất thường thì nên kiểm tra chiều quay của máy trước khi ngừng máy. (Nếu máy quay ngược có thể dẫn đến cháy lớp mút lọc bụi bên trong ống giảm thanh hút).
Cách khắc phục: Đổi chổ 2 trong 3 dây pha để đảo chiều quay của motor.
4. Trong quá trình vân hành phải kiểm tra định kỳ tình trạng của máy theo catalogue cung cấp.
LỊCH BẢO TRÌ MÁY THỔI KHÍ |
||||
Kiểm tra | Định kỳ |
Lưu ý |
||
Hằng Ngày |
Hằng Tháng |
Hằng năm |
||
Ap lực |
ü |
Thấp hơn trên nhãn máy | ||
Tiếng ồn |
ü |
Không có tiếng ồn bất thường | ||
Nhiệt độ vào |
ü |
Không cao hơn 40 độ | ||
Dòng điện |
ü |
Thấp hơn dòng định mức | ||
Điện áp |
ü |
Bằng điện áp trên động cơ ± 10% | ||
Dây cua-ro |
ü |
|||
Mức nhớt bôi trơn bánh răng |
ü |
Châm vào đến mức giữa của gương thăm nhớt | ||
Ống giảm thanh hút. |
ü |
Làm vệ sinh | ||
Kiểm tra màu nhớt trong đầu thổi |
ü |
Thay mới nhớt |
5. Máy thổi khí sau 01 tháng vận hành đầu tiên, bắt buộc phải thay nhớt đầu thổi, sau đó tiếp tục kiểm tra và thay nhớt, mỡ bò định kỳ theo lịch bảo trì từ 1-2 tháng/lần tùy vào thời gian vận hành của máy.
6. Khi thay nhớt Máy thổi khí, tắt máy và để nguội nhớt hoàn toàn, mở nút nhớt và xả hết nhớt bẩn. Sau đó làm sạch bên trong máy và đóng nút xả nhớt, châm nhớt mới đến mức nhớt ngập ½ mặt kính của nút thăm nhớt.
BẢNG KIỂM TRA LƯỢNG NHỚT MÁY THỔI KHÍ
Cỡ ống (mm) |
50/65 | 80/100 | 125 | 125L/150 | 200 | 250 | 300 |
Số lượng(Lít) | 0,5 | 1,27 | 1,42 | 3,16 | 5,5 | 7.8 | 13 |
7. Nếu máy thổi khí ngừng hoạt động trong một thời gian dài, nên khóa các van chặn lại (nếu có). Cứ khoảng 1 tuần ta nên quay máy bằng tay để tránh tình trạng kẹt dính rotor. Nếu ngừng máy để bảo trì hoặc sửa chữa ta nên có các biển báo tại tủ điện để thông báo.
8. Nên có sổ tay nhật ký vận hành ghi chép lại các thông số về nguồn điện cấp (Vôn, ampe), áp lực đầu đẩy, và nhiệt độ, độ ồn (nếu có thể). Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra nên dừng máy, cần ghi chép lại hiện trạng và báo cáo cán bộ kỹ thuật để có cách xử lý phù hợp.
9. Làm vệ sinh ống giảm thanh hút 30 ngày/lần. Cứ sau 30 ngày vận hành nên kiểm tra bulong siết motor, đầu máy thổi, kiểm tra độ phẳng của 2 puly.
Mọi thắc mắc và yêu cầu Sửa Chữa, Bảo Hành , vui lòng liên hệ với chúng tôi: 0988.282.355 – 0919.065.009 (Mr. Vũ)